“Anh biết không, người giàu khác với anh và tôi”. “Đúng thế, vì họ có nhiều tiền hơn mà”. Nhân vật mà hai nhà văn nổi tiếng Mỹ trao đổi với nhau là những nhóm những đại gia, những tỷ phú vùng Đông Nam Á.
Thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, những tỷ phú này thống trị các nền kinh tế quốc nội ở khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với năm thành viên ban đầu bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, cộng thêm Hong Kong. Sáu thực thể này đã đóng góp đáng kể cho sự thịnh vượng chung của Đông Nam Á, làm nên diện mạo kinh tế của một khu vực được Ngân hàng Thế giới mệnh danh là “Sự kỳ diệu của châu Á” vào năm 1993.
|
Lý Gia Thành - tỷ phú Hong Kong với tài sản ước 10,6 tỷ đôla. Ảnh báo chi thế giới. |
Năm 1996, một năm trước khi bắt đầu Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tạp chí Forbes, trong xếp hạng hàng năm của mình về những người giàu nhất thế giới, đã ghi tên 8 doanh nhân Đông Nam Á trong số 25 người giàu nhất thế giới, và 13 người Đông Nam Á trong số 50 người giàu nhất thế giới.
Xếp hạng |
Tên |
Nước (Lãnh thổ) |
Ước tính tài sản (có trừ đi nợ) |
4 |
Lý Triệu Cơ |
Hong Kong |
12,7 tỷ đôla |
6 |
Anh em nhà Quách |
Hong Kong |
11,2 tỷ đôla |
7 |
Lý Gia Thành |
Hong Kong |
10,6 tỷ đôla |
16 |
Trần Vũ |
Philippines |
7,0 tỷ đôla |
17 |
Wonowidjojo |
Indonesia |
6,7 tỷ đôla |
22 |
Robert Quách |
Malaysia |
5,7 tỷ đôla |
23 |
Quách Lệnh Minh |
Singapore |
5,7 tỷ đôla |
24 |
Trịnh Dụ Đồng |
Hong Kong |
5,5 tỷ đôla |
Một khu vực nhỏ bé không có một công ty nào nằm trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, nhưng lại chiếm gần một phần ba trong số 25 người giàu nhất hành tinh. Đây là những người tiên phong của các bố già châu Á, mỗi người có tài sản hơn 4 tỷ đôla Mỹ như Lý Gia Thành, Robert Quách, Trần Vũ và Quách Lệnh Minh... Sau họ là một đội hình những đại gia kém giàu hơn, nhưng cũng có tài sản trị giá một vài tỷ đôla.
Trong một khu vực, nơi mức lương 500 đôla một tháng đã là cao thì sự túng quẫn của nhiều người và sự giàu có khủng khiếp của một số ít người cho thấy khoảng cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội.
Vậy tại sao những đại gia hay giấu giếm tài sản ấy thống trị được các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á? Họ đã đóng góp gì vào sự phát triển kinh tế của toàn khu vực? Và, có lẽ quan trọng nhất, tại sao họ vẫn cực kỳ hùng mạnh khi cơn khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra trên cả bề rộng lẫn chiều sâu - một sự kiện tác động to lớn tới chính họ? Họ có phải là tâm điểm công kích của nhiều nhà phân tích không?
Điều đó không xảy ra. Những đại gia này hình như chẳng bao giờ thay đổi. Chỉ rất ít những thành viên yếu nhất ở tầng lớp này không chèo chống nổi gánh nặng nợ nần của công ty họ nên mới bị cuốn vào cái rốn xoáy của cơn khủng hoảng.
(Trích cuốn sách "Những bố già châu Á", do Alpha Books phát hành)
Nguồn VnExpress.